Phòng ngừa chảy máu dạ dày, xơ gan vì rượu ngày Tết

Sự cao hứng trên bàn tiệc cùng với việc uống nhiều rượu, ăn nhiều dầu mỡ, không có giờ giấc,ngủ không đủ giấc… khiến cho dạ dày và gan làm việc mệt nhọc, mức cholesterol, acid uric, đường huyết dễ dàng tăng cao, có thể mang lại những hiểm họa khôn lường, đe dọa sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

90% rượu chuyển hóa tại gan


Ngày Tết, trong niềm vui chung của mọi nhà, bè bạn gặp nhau phải lấy chén rượu làm quà, để nâng ly chúc mừng một năm mới sức khỏe, thành công, kinh doanh bằng năm, bằng mười năm cũ.

Chén rượu trong dịp tết còn là cách để bà con láng giềng quây quần, anh em, họ hàng, gia tộc hay sui gia… chia sẻ những niềm vui năm cũ, chúc nhau năm mới thịnh vượng an khang.

Bạn bè sau những năm tháng tha phương cầu thực về quê ăn tết đón xuân gặp nhau, vui ngày tao ngộ cũng phải có chén rượu nâng lên chia sẻ tâm tình.

Nhưng sự nồng nhiệt, hết mình đó cùng với việc ăn uống không điều độ, nhiều dầu mỡ, ăn không ra bữa, ngủ không đủ giấc… khiến cho dạ dày và gan làm việc mệt nhọc. Bởi 90% rượu được chuyển hóa tại gan. Trong khi gan chỉ có thể chuyển hóa một lượng rượu vừa phải trong một thời gian ngắn. Do vậy, nếu uống rượu với số lượng nhiều, gan không kịp chuyển hóa hết thì chất ethanol có trong rượu bia được biến đổi thành Acetaldehyde rất độc, gây viêm và tiêu tế bào gan.

Rượu còn làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc dạ dày do ức chế sự tạo thành chất nhầy, đồng thời kích thích tiết ra nhiều axit dịch vị. Nếu uống quá nhiều rượu bia, áp lực carbon dioxide trong dạ dày tăng cao làm tổn thương nặng tại ổ viêm, có nguy cơ gây loét, thủng dạ dày và lâu dài dẫn tới biến chứng nghiêm trọng là ung thư dạ dày.

Uống ít lợi nhiều, giải độc phòng bệnh

Để đón Tết vui vẻ, an toàn, mỗi người cần lựa chọn thực phẩm an toàn, uống rượu bia một cách khoa học và không quên uống thuốc giải độc, bảo vệ gan, dạ dày

Cụ thể, với bia có nồng độ 5% chỉ nên uống 300-350ml/ngày. Rượu sâm banh nồng độ 11% có thể uống khoảng 150-200ml.

Còn với rượu, nếu là rượu màu có mùi nồng độ 17-20%, uống khoảng 50ml. Rượu trắng nặng có nồng độ 35-40%, chỉ nên uống khoảng 25ml.

Ăn trước khi uống sẽ có tác dụng phân giải một phần lượng cồn trong rượu, bảo vệ gan, dạ dày... tránh bị ngộ độc khi uống rượu.

Không nên uống rượu và nước ngọt cùng lúc, thức uống này sẽ lan khắp cơ thể và sản sinh một lượng lớn khí CO2 làm tổn hại đến gan, thận, quá trình tiêu hóa và làm huyết áp mất ổn định.

Không hút thuốc lá trong khi đang uống rượu bởi nó làm cơ thể mất oxy, làm tăng khả năng bị bệnh ung thư lên 30 lần với ung thư thực quản và 10 lần đối với ung thư vòm họng.

Đừng uống những loại đồ uống tối màu, vodka hay rượu trắng sẽ tốt hơn bởi chứa ít chất gây nghiện hơn, tránh gây cảm giác mệt mỏi sau khi uống nhiều.


Share on Google Plus

About Nguyen Huy Chien

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét