Chế độ dinh dưỡng cho người bị huyết áp

Huyết áp là áp lực máu ở trong long động mạch. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Khi co bóp, máu sẽ được bơm ra ngoài và ép vào thành động mạch làm mạch máu căng lên, số đo huyết áp lúc này là Huyết áp tâm thu(Huyết áp tối đa) người bình thường sẽ dao động trong khoảng 90 đến 139 mmHg. Sau khi co bóp tim sẽ giãn ra và thành động mạch trở về trạng thái ban đầu, số đo huyết áp tại thời điểm này là Huyết áp tâm trương(Huyết áp tối thiểu) bình thường từ 60 đến 89 mmHg. Ở người bình thường huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8-10 giờ sáng.

Huyết áp là chỉ số áp lực trong động mạch trong kỳ hoạt động (co) và nghỉ ngơi (giãn) của mỗi nhịp tim. Bạn cần biết:

Huyết áp tâm thu: Con số đầu tiên (trên) trong kết quả đo huyết áp, cho biết áp lực mà tim gây nên khi bơm máu vào động mạch để đẩy máu đến các cơ quan trong cơ thể.

Huyết áp tâm trương: Con số thứ hai (dưới) trong kết quả đo huyết áp, cho biết áp lực trong động mạch khi tim đang nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.

Nếu bạn có huyết áp tối thiểu thấp có nghĩa là bạn đang mắc bệnh huyết áp thấp. Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg hoặc giảm hơn 20mmHg so với trị số huyết áp bình thường trước đó.

Đối với một số người, huyết áp thấp có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là khi huyết áp giảm xuống đột ngột hoặc có kèm theo các dấu hiệu và triệu chứng như:
  • Mệt mỏi, trầm cảm, hoa mắt chóng mặt, lả, có cảm giác buồn nôn và rất muốn được nghỉ ngơi.
  • Khó tập trung và dễ nổi cáu, lạnh chân tay, nhợt nhạt.
  • Suy giảm khả năng tình dục.
  • Da khô và nhăn, kèm theo rụng tóc.
  • Thở dốc, thở nông nhất là sau khi lên cầu thang hoặc làm việc nặng.
Các bệnh có thể gây ra huyết áp thấp

- Bệnh tim: Một số bệnh tim có thể dẫn đến huyết áp thấp bao gồm nhịp tim rất chậm, bệnh van tim, nhồi máu cơ tim và suy tim. Những bệnh này có thể gây ra huyết áp thấp vì chúng làm cơ thể không có đủ máu lưu thông.

- Bệnh nội tiết: Chức năng tuyến giáp suy giảm (nhược giáp) hoặc tăng mạnh (cường giáp) có thể làm huyết áp thấp. Ngoài ra, các tình trạng khác như suy  thượng thận (bệnh Addison), lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết) và đôi khi bệnh tiểu đường, cũng có thể gây ra huyết áp thấp.

- Mất nước: Đây là tình trạng mà cơ thể bị mất nước nhiều hơn lượng nước nhận vào. Ngay cả việc mất nước nhẹ cũng có thể gây ra suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi. Sốt, nôn mửa, tiêu chảy nặng, lạm dụng thuốc lợi tiểu và tập thể thao nặng đều có thể dẫn đến mất nước.

- Thiếu các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn: Thiếu các vitamin B12 và folate có thể gây thiếu máu (tình trạng mà cơ thể không sản xuất đủ các tế bào hồng cầu) dẫn đến huyết áp thấp.

Một số loại thuốc có thể gây ra huyết áp thấp, bao gồm:
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chẹn alpha (alpha-blocker).
  • Thuốc chẹn beta (beta-blocker).
  • Thuốc cho bệnh Parkinson.
  • Một số thuốc chống trầm cảm (tricyclic antidepressants).
  • Sildenafil (Viagra), đặc biệt là khi kết hợp với các thuốc trị bệnh tim hay nitroglycerine.
Các loại huyết áp thấp

- Huyết áp thấp khi đứng lên (hạ huyết áp theo tư thế). Đây là sự giảm huyết áp đột ngột khi bạn đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm. Huyết áp giảm xuống khi bạn đứng dậy dẫn đến các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, mờ mắt và thậm chí ngất xỉu.

- Huyết áp thấp sau bữa ăn. Đây là hiện tượng giảm huyết áp đột ngột sau bữa ăn, chủ yếu ghi nhận ở những người cao tuổi. Giảm liều lượng thuốc chữa cao huyết áp và ăn nhiều bữa nhỏ, ít carbohydrate (ví dụ: tinh bột) có thể giúp giảm các triệu chứng này.

- Huyết áp thấp do các tín hiệu thần kinh bị sai (hạ huyết áp qua trung gian thần kinh). Rối loạn này làm huyết áp giảm khi đứng lâu, dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và ngất xỉu.

Về ăn uống

            Tuy giữa chế độ ăn và huyết áp thấp không có sự liên kết chặt chẽ nhưng người ta thấy huyết áp thấp thường gặp ở những người ít ăn, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen này làm giảm trường lực(sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu. Do đó phải duy trì chế độ ăn hợp lý 3-4 bữa/ngày(chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày). 
Chú ý các thực phẩm sau:
  • Thịt, cá, trứng, đậu tương, … giàu đạm.
  • Tăng ăn rau và quả để tăng thêm vitamin, canxi, kali, magie, chất xơ và chất khoáng.( ngũ cốc, khoai củ, đậu đỗ, sữa, …)
  • Một số đồ uống có tác dụng là tăng áp huyết như: Café, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.
Ngoài ra, thực phẩm cấm kỵ cho những người mắc chứng huyết áp thấp bao gồm: Cà rốt, cà chua, táo mèo, hạt dẻ nướng, sữa ong chúa, rau bina, cần tây, dưa, dưa hấu, đậu đỏ, đậu xanh, tỏi, tảo bẹ, hành tây, hạt hướng dương.

Tập luyện với người bị huyết áp thấp

            Tập phải thường xuyên, không tập cố, không tập khi đói cũng như sau khi ăn no. Riêng đi bộ nhanh có thể tập hàng ngày. Mỗi ngày nên tập thể dục 10 – 15 phút. Nên tập những môn nhẹ như đi bộ, sau tiến tới cầu lông, bóng bàn rồi đến những môn nặng hơn như chạy, bơi, tennis, … Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và nhất là bình tĩnh. Những xúc động quá mạnh như sợ hãi, lo lắng, buồn nản có thể làm huyết áp hạ thêm. Tránh sự căng thẳng áp lực trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (còn gọi là “lên tăng-xông”) xảy ra khi máu của bạn di chuyển qua động mạch ở áp lực cao hơn bình thường. Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cao huyết áp. Nếu huyết áp quá cao hoặc vẫn ở mức cao trong một thời gian dài, nó có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Các triệu chứng bệnh cao huyết áp rất phức tạp và cũng biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người. Những triệu chứng này nặng nhẹ khác nhau, có những tác động cũng như gây ra những phản ứng khác nhau đối với từng cơ thể bệnh nhân. Triệu chứng bệnh cao huyết áp như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt… Cũng có thể tuỳ bệnh nhân mà các triệu chứng này dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng…

Các nguyên nhân gây tăng huyết áp:

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tăng huyết áp vẫn chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố có mối liên kết rất chặt chẽ với căn bệnh tăng huyết áp như:
  • Hút thuốc lá.
  • Béo phì hoặc dư cân.
  • Đái tháo đường.
  • Công việc đòi hỏi phải ngồi lâu.
  • Thiếu hoạt động thể lực.
  • Lượng muối ăn vào nhiều.
  • Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.
  • Thiếu hụt viatmin D.
  • Uống rượu nhiều.
  • Căng thẳng.
  • Tuổi già.
  • Các loại thuốc ví dụ như thuốc ngừa thai dạng uống.
  • Gen: yếu tố về gia đình cò người có tiền căn bị tăng huyết áp.
  • Bệnh thận mạn tính.
  • Bướu hay các bệnh lý của tuyến thượng thận hay tuyến giáp.
Chế độ ăn cho người bệnh cao huyết áp

- Hạn chế natri: : tổng lượng muối ăn vào từ tất cả các nguồn không quá 5g/ngày. Hạn chế các thực phẩm: muối ăn,nước mắm chấm,nước tương,thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp nạp xưởng,xúc xích,giò chả. Các loại hải sản khô như cá khô, tôm khô,mực khô. Thực phẩm muối như dưa muối ,cà muối.

- Chế độ ăn giàu Kali,Canxi,Magnie: Kali và Magnie có trong ngũ cốc,khoai củ,đâu đỗ và các loại rau quả. Sửa và các chế phẩm từ sửa là nguốn cung cấp Canxi tốt.Nên chọn sửa tách béo,không đường,bổ sung canxi.

- Hạn chế chất béo: Hạn chế thực phẩm chứa nhiều Cholesterol như : óc, tim, gan, cật, trứng, gia súc, gia cầm. Nên dung chất béo giàu acid chưa no như cá,dầu thực vật ( trừ dầu dừa,dầu cọ). Chế độ ăn giàu Omega 3 được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có hiệu quả trong phòng chống các bệnh tim mạch do hỗ trợ giảm Cholesterol và Triglycerid.

- Lưu ý chất bột đường: Trong tất cả các nguồn thực phẩm tinh bột ,nên ưu tiên ngũ cốc nguyên cám,Thực phẩm này ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn cung cấp lượng chất xơ đáng kể cho cơ thể

- Chất xơ: Lượng chất xo cần cung cấp 20-30g/ngày. Chú ý cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.Ưu tiên chất xơ hòa tan

- Chất đạm: Giữ mức 0.8-1g/kg/ngày.Dùng chất đạm có nguồn gốc thực vật như đậu

- Chú ý bữa ăn nhẹ buổi tối: Nên giảm lượng thức ăn vào buổi tối đặc biệt những thức ăn có chứa nhiều dầu mở và tinh bột

- Hạn chế thức uống kích thích: Hạn chế rượu,bia,ca phê,thuốc lá.

Tập luyện với người bị cao huyết áp:

- Tập thể dục phải kéo dài ít nhất 30 phút/ ngày.

- Phải luyện tập tương đối thường xuyên, ít nhất 3 lần/ tuần và phải tập mãi mãi vì nếu ngừng tapạ thì kết quả tốt đó sẽ mất đi ngay.

- Cường độ luyện tập vừa phải, vì tim đã phải chịu gánh nặng thường xuyên do áp lực máu tăng cao nay lại phải chịu thêm gánh nặng mới do tập với cường độ cao hoặc quá cao thì mạch sẽ càng nhanh hơn, huyết áp sẽ càng tăng cao có thể sẽ dẫn đến tai biến mạch máu nhất là với mạch máu não hoặc làm cho cơ tim phải làm việc nhiều hơn, tim sẽ càng to ra nhanh hơn đồng nghĩa với đó là những hậu quả càng phức tạp.

- Tập thở tương đối sâu để đưa oxy vào phổi, không nên cố thở rất sâu vì rất dễ bị   choáng váng; thì hít vào, phải hít từ từ và phình bụng dần, khi đó hai lá phổi nở được nhiều đồng thời lại vận động được các phủ tạng trong bụng; thở vào đủ thì ngừng một chút rồi bắt đầu thì thở ra. Thì thở ra cũng phải nhẹ nhàng và thóp bụng lại để tống hết khí ra ngoài.

- Xoa bóp cũng có tác dụng tốt với người bệnh tăng huyết áp; xoa bóp toàn thân làm cho mạch máu có ở dưới da và trong các cơ quan phát triển, máu được dồn tới các vùng đó nhiều hơn làm cho quá trình trao đổi oxy và các chất dinh dưỡng ở các tế bào tốt hơn, mặt khác giúp cho việc phân bố lại máu ra ngoại vi nhiều hơn, hậu quả là làm giảm huyết áp ở các mạch máu lớn khi ta đo huyết áp.



Share on Google Plus

About Nguyen Huy Chien

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét