Nguyên nhân gây táo bón

Táo bón là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh thuộc trên đường tiêu hóa. Đôi khi táo bón diễn ra một cách âm thầm, không gây khó chịu nhiều trong giai đoạn đầu khiến bạn không để ý.
750204 Nguyên nhân gây táo bón
Đó cũng là yếu tố làm bạn không chú ý về những nguyên nhân gây bệnh và đây chính điều kiện thuận lợi cho những hậu quả về sau khi đã bị táo bón kéo dài. Một vài những nguyên nhân gây bệnh táo bón bạn cần biết như sau:

1. Những nguyên nhân cơ bản

Nguyên nhân của táo bón khá nhiều bao gồm các bệnh ở đường ruột, bệnh toàn thân và các biến chứng của hệ thống thần kinh… Thói quen ăn uống và bài tiết không tốt cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón.
Thiếu động lực trong bài tiết : Đại tiết chủ yếu dựa vào cơ hoành, cơ bụng, cơ xương chậu, cơ trơn ruột. Tất cả các cơ này đều điều hòa vận động một các bình thường. nếu chúng hoạt động yếu sẽ gây ra hiện tượng táo bón. Những nguyên nhân chủ yếu của việc đại tiện bao gồm:
Yếu tố toàn thân : Nằm lâu ngày, tuổi cao sức yếu, suy dinh dưỡng, các bệnh về tiêu hóa, bệnh tinh thần kinh, béo phì….
Yếu tố cục bộ : Bụng có nhiều nước, sinh đẻ nhiều lần, có u lớn trong bụng… làm giảm sự vận động của các cơ. Phụ nữ sau khi sinh xong và làm việc quá sớm sẽ làm cho các cơ quan nội tạng đè lên đáy xương chậu làm cho cưo xương chậu suy yếu, nội tạng sa xuống khiến khí khó thóat ra ngoài, lực căng của cơ trong ruột giảm đi.
Các ống ruột không nhận đủ kích thích : Quá trình bài tiết phân ra ngoài một phần phụ thuộc và độ dài và đường đi của kết tràng. Độ dài và đường đi này cần một lượng kích thích đầy đủ của các chất trong ruột và thành phần tinh bột trong thức ăn. Sự cân bằng dinh dưỡng không chỉ gồm các loại đường, protein, mỡ, muối khoáng và vitamin mà còn có một lượng cần thiết tinh bột và bán tinh bột…
Thời gian vận chuyện các chất trong kết tràng lâu quá sẽ làm cho thành phần nước trong đó bị hấp thụ quá mức. Mặt khác, các tinh bột dạng thô có tính hút nước nên có thể giữ nước lại trong ruột, không để cho phân bị khô. Hàm lượng tinh bột không đủ sẽ gây ra táo bón. Nếu thành phần dinh dưỡng không cân bằng, hàm lượng protein quá cao mà đường lại ít, vi khuẩn phân giải protein nhiều hơn so với lượng vi khuẩn lên men làm cho quá trình lên men thức ăn giảm đi khiến cho các chất cặn bã có tính kiềm từ khô sang dạng cứng, số lần đại tiện giảm đi.
Trong các thực phẩm có chứa đường, bột gạo, bột mỳ là những loại ngũ cốc dễ gây táo bón. Thói quen ăn uống không tốt, lười ăn, kén ăn và các nguyên nhân khác có thể khiến quá trình nhai nuốt gặp khó khăn, thực quản bị tắc nghẽn… làm cho lượng thức ăn thấm và ruột quá ít, không đủ hình thành phân cũng gây ra táo bón.
750205 Nguyên nhân gây táo bón
Hình ảnh minh họa.
Kết tràng vận động không điều hòa : Phân được bài tiết thường phụ thuộc vào vận động của ruột đặc biệt là sự hoạt động nhịp nhàng của kết tràng. Nếu không có sự điều hòa này, phân trong ruột không những không được thóat ra mà còn bị đẩy vào trong. Nguyên nhân dẫn đến cử động không đều đặn của kết tràng là do tinh thần không ổn định. Cũng có thể do lực căng của cơ trơn trong ruột quá lớn mà gây ra táo bón. Khoang bụng bị viêm có thể gây tóa bón có thể xuất hiện khi tủy xương bị tổn thương, tủy sống không sản sinh đầy đủ, bệnh tiểu đường, bệnh về thần kinh, bàng quang, sau phẫu thuật tử cung, trực tràng…
Thức ăn bị cản trở trong khi vận chuyển xuống khoang ruột : Áp lực từ phía ngoài hay những biến đổi bất lợi bên trong ruột của các vật chất có thể gây ra tắc nghẽn, cản trở quá trình vận chuyển thức ăn của ruột, gây ra táo bón.
Các áp lực bên ngoài ruột : U nang buồng trứng, u xơ tử cung, u khoang bụng tử cung thời kỳ sau mang thai… có thể tạo áp lực lên ruột, làm hẹp khoang ruột hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc của ruột, gây ra táo bón.
750206 Nguyên nhân gây táo bón
Hình ảnh minh họa.
Các bệnh dạ dày : Một mặt có thể gây nên sư thiếu hụt về lượng kích thích tiếp nhận của ruột, mặt khác lại có thể gây phản xạ bệnh lý hoặc co giật kết tràng dẫn đến táo bón.
Độ kích ứng của niêm mạc ruột giảm : Các thức ăn thừa cũng là các nhân tố kích thích có tính cơ giới, thông qua sự kích ứng của niêm mạc ruột để tạo ra sự vận động của kết tràng. Đặc biệt là ở những chỗ gấp khúc và tập trung của kết tràng, phân được chứa đầy trực tràng, chỉ có nhữung kích ứng bình thường của niêm mạc ruột mới tác động có hiệu quả đến các bộ phận khác, hình thành phản xạ đại tiện. Viêm niêm mạc ruột sẽ làm giảm sự nhạy cảm đối với các kích thích của ruột, khả năng phản ứng của ruột cũng vì vậy mà giảm sút, vận động của đường ruột chậm chạp gây ra táp bón. Không chú ý đi vệ sinh đúng giờ, dùng thuốc không hợp lý, công việc quá căng thẳng, thiếu các điều kiện về nơi đi vệ sinh, đại tiện không đúng tư thế hoặc đột ngột thay đổi thói quen cũng là những nguyên nhân gây ra táo bón.
Mắc bệnh về trực tràng, hậu môn như trĩ, rách hẹp trực tràng hoặc hậu môn, co giật hậu môn ..
Các nguyên nhân khác : Các chất hóa học có hại như chì, phosphor… có thể gây ra táo bón. Một số loại dược phẩm chứa nhôm hydroxit, morphin.. các bệnh sốt cấp tính , sốt cao hoặc sốt mạn cũng có thể gây ra táo bón.

2. Nguyên nhân do dùng thuốc không hợp lý

Sử dụng thuốc không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón. Một số người gia vì muốn giữ thói quen mỗi ngày đi đại tiện một lần nên đã lạm dụng thuốc kích thích quá mức. kết quả là hoạt động của đại tràng bị rối loạn, sự bài tiết diễn ra nhiều khiến cho việc đi vệ sinh bị trì trệ và gây nên táo bón.
Nếu sử dụng không đúng các loại thuốc sau, bạn sẽ bị táo bón:
  • Thuốc giảm đau: morphin, piroxicam, methadone, pipeline coden…
  • Thuốc hạ huyết áp: clonidine, mecamylamine…
  • Thuốc làm giảm mỡ trong máu: cholestyramine.
  • Thuốc uống rối loạn nhịp đập tim: Himiodaron.
  • Thuốc chống ho: codein, pentoxyverin.
  • Thuốc chống thiếu máu: fumarat.
  • Thuốc chống lao; isoniacid.
  • Thuốc giảm ức chế: imipramine.
  • Thuốc thần kinh: thorazin, haldol..
  • Thuốc chống viêm: Ibuprofen.
Vì thế, hãy tránh xa các loại thuốc kể trên nếu bạn không muốn bị “tào tháo” ghé thăm nhé.

Share on Google Plus

About Nguyen Huy Chien

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét