CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TÁO BÓN

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ BỊ TÁO BÓN

Táo bón là khi trẻ đi ngoài phân rắn và khô hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày.
Trẻ bị táo bón thường có các biểu hiện sau:
  • Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn.
  • Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu.
  • Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng.
  • Đi vệ sinh bị chảy máu hậu môn hoặc rớm máu.

Lý do trẻ bị táo bón 

- Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, uống ít nước.

- Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.

- Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt...

- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.

- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Cách giúp trẻ khỏi táo bón Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn tìm cách điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.

- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

- Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê... 

- Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.

Luyện tập: 

- Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).

- Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).

- Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày.

- Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.

- Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo đơn của thầy thuốc.

Những trường hợp táo bón cần phải cho trẻ đi khám tại bệnh viện
  • Táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng
  • Táo bón sau khi trẻ mới sinh, chướng bụng 
  • Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn. 

Trường hợp bé  bị táo bón kéo dài, nên cho bé đi khám. Nếu đúng là nguyên nhân táo  bón do dinh dưỡng thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn, nếu trẻ đi ngoài quá khó bạn có thể đôi khi phải thụt tháo, nhưng không nên thụt tháo luôn. Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Hãy dùng nước ấm hoặc dung dịch muối 9%0 (dung dịch muối đẳng trương) bơm vào hậu môn 100 – 150ml.

Ngoài ra, có thể pha sản phẩm Chlorophyll – Diệp lục tố vào nước để cho trẻ uống thay nước lọc hàng ngày để tăng cường chức năng tiêu hóa, chống táo bón rất tốt và nâng cao phản ứng miễn dịch của trẻ.

Share on Google Plus

About Nguyen Huy Chien

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét