Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh Gout

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể urat (urat natri) hoặc tinh thể axit uric gây viêm khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi trên 40. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mãn tính.

Bệnh gút là hậu quả của tăng axit uric máu, một sản phẩm chuyển hoá cuối cùng của các nhân purin (adenine và guanine) thành phần axit nhân tế bào (acxit nucleic).

Acid uric máu tăng cao làm các dịch trong cơ thể bão hòa natri urat, gây ra hiện tượng kết tinh urat tạo thành tinh thể trong một số tổ chức, đặc biệt là dịch khớp, sụn, xương, gân, tổ chức dưới da, như mô thận, đài bể thận. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, dịch có pH acid thì natri urat dễ kết tinh thành tinh thể, ngược lại trong điều kiện nhiệt độ cao hơn và pH của dịch kiềm thì natri urat có độ hòa tan cao hơn, ít bị kết tinh hơn. Sự kết tinh thành các tinh thể natri urat khi đạt đến một lượng nhất định sẽ gây ra viêm khớp (viêm khớp vi tinh thể) và gây ra cơn gút cấp tính. Cơn gút cấp thường xuất hiện đột ngột về ban đêm. Viêm khớp bàn ngón chân cái gặp khoảng 60-70%, ngoài ra gặp ở các khớp khác như cổ chân, gối, cổ tay, khuỷu tay. Khớp sưng to, nóng, đỏ, phù nề, căng bóng, đau dữ dội, va chạm nhẹ cũng gây đau tăng. Cơn thường kéo dài 5-7 ngày rồi giảm dần. Ngoài viêm khớp còn có thể thấy viêm ngoài khớp như viêm các túi thanh dịch gân, bao gân. Lắng đọng các tinh thể urat còn hình thành các cục dưới da cạnh các khớp gọi là hạt tophi. Hạt tophi thường xuất hiện chậm sau cơn gút cấp đầu tiên hàng chục năm, nhưng khi xuất hiện thì kích cỡ và số lượng hạt thường tăng nhanh. Lắng đọng urat ở đài bể thận gây ra sỏi thận (gặp ở 10-20% số bệnh nhân), sỏi thường nhỏ và không cản quang. Lắng đọng urat trong nhu mô thận gây ra viêm thận kẽ, về sau tiến triển đến suy thận. Suy thận thường là nguyên nhân tử vong của bệnh nhân gút.

1. Nguyên nhân:

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh Gout  theo y học cổ truyền là:

+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát, nước tiểu vàng, đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch Nhu, Sác.

  + Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng, cử động khó khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế, Sáp.

  + Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một chỗ, lạnh thì đau nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và cứng khớp, khó cử động. Dù sưng nhưng không thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng, mạch Hoạt, Trầm, Huyền hoặc Nhu, Hoãn.

Các hội chứng tăng acid uric máu gây bệnh gút là:

- Hội chứng tăng acid uric máu vô căn gây bệnh gút nguyên phát. Thể này hay gặp nhất, chiếm tới 85% các bệnh nhân bị bệnh gút. Bệnh có tính chất gia đình và di truyền.- Bệnh gút thứ phát: Axit uric tăng thứ phát do nhiều nguyên nhân sau: Ít gặp

- Hội chứng tăng acid uric máu thứ phát gây thể bệnh gút thứ phát, xảy ra sau suy thận mạn, một số bệnh máu như đa hồng cầu, bệnh bạch cầu, thiếu máu tan máu, đa u tủy xương, suy tuyến giáp, cường chức năng tuyến cận giáp, nhiễm độc thai nghén, tiểu đường có nhiễm toan và xeton, ung thư di căn, sau dùng một số thuốc...

- Do ăn nhiều: Nhất là những thức ăn có chứa nhiều nhân purin (gan, lòng, thịt, cá, tôm, cua…), uống nhiều rượu, bia. Đây là yếu tố thúc đẩy bệnh và tái phát bệnh.

- Do tăng cường giáng hoá nhân purin nội sinh (phá huỷ nhiều tế bào, tổ chức) bệnh đa hồng cầu, bạch cầu kinh thể tủy, Hodgkin…

- Do giảm thải axit uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận...

2. Chế độ dinh dướng

a. Những thức ăn có lợi cho bệnh Gout

Người bị gút nặng, acid uric máu tăng quá cao nên ăn chay theo chu kỳ như ngày ăn táo, ngày ăn dưa chuột, ngày ăn rau xanh để hỗ trợ điều trị bệnh. Nếu ăn táo hoặc dưa chuột mỗi ngày dùng 1,5kg, chia thành 3-4 bữa. Nếu ăn rau xanh mỗi ngày 1,5kg chia thành nhiều bữa dưới các dạng nấu, xào hoặc làm nộ

Rau cần: cần trồng dưới nước tính mát, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt lợi thủy. Cần trồng trên cạn tính mát, vị đắng ngọt, có công dụng thanh nhiệt, khu phong và lợi thấp. Có thể dùng cả hai loại, đặc biệt tốt trong giai đoạn gút cấp tính. Rau cần giàu các sinh tố, khoáng chất và hầu như không chứa nhân purin. Có thể ăn sống, ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hằng ngày. 

Súp lơ: là một trong những loại rau chứa ít nhân purin (mỗi 100g chỉ có dưới 75mg). Theo dinh dưỡng học cổ truyền, súp lơ tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thông tiện nên là thực phẩm thích hợp cho người có acid uric máu cao.

Dưa chuột (Dưa leo): là loại rau kiềm tính. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, dưa chuột tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt, giải độc nên có khả năng bài tiết tích  acid uric qua đường tiết niệu. 

Cải xanh: cũng là loại rau kiềm tính, và hầu như không chứa nhân purin. Cải xanh có tác dụng giải nhiệt trừ phiền, thông lợi tràng vị. Sách Trấn nam bản thảo cho rằng cải xanh còn có tác dụng lợi tiểu, rất thích hợp với người bị bệnh gút.

Cà: cà pháo, cà bát, cà tím... đều có tác dụng hoạt huyết tiêu thũng, khứ phong thông lạc, thanh nhiệt chỉ thống. Đây cũng là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin. Nghiên cứu hiện đại cho thấy cà còn có tác dụng lợi niệu ở một mức độ nhất định.

Cải bắp: là loại rau hầu như không có nhân purin,  Sách Bản thảo cương mục thập di cho rằng cải bắp có công dụng "bổ tinh tủy, lợi ngũ tạng lục phủ, lợi quan tiết (có ích cho khớp), thông kinh hoạt lạc" nên là thực phẩm rất tốt cho người có acid uric trong máu cao.

Củ cải: tính mát, vị ngọt, có công dụng lợi quan tiết, hành phong khí, trừ tà nhiệt (Thực tính bản thảo), trừ phong thấp (Tùy tức cư ẩm thực phổ), rất thích hợp với người bị phong thấp nói chung và thống phong nói riêng. Đây cũng là loại rau kiềm tính, giàu sinh tố, nhiều nước và hầu như không có nhân purin.

Khoai tây: là một thực phẩm kiềm tính, giàu muối kali. Trong thành phần hóa học hầu như không có nhân purin.

Bí đỏ: tính ấm, vị ngọt, công dụng bổ trung ích khí, giảm mỡ máu và hạ đường huyết, là loại thực phẩm kiềm tính và hầu như không chứa nhân purin, lý tưởng cho người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và tăng acid uric trong máu.

Bí xanh: tính mát, vị ngọt đạm, có tác dụng thanh nhiệt tiêu đàm, lợi tiểu tiện, giải độc, giảm béo. Là loại thực phẩm kiềm tính, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin, có khả năng thanh thải acid uric qua đường tiết niệu khá tốt.

Dưa hấu: tính lạnh, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát và lợi tiểu tiện. Trong thành phần có chứa nhiều muối kali, nước và hầu như không có nhân purin. Đây là loại quả đặc biệt tốt cho những người bị gút giai đoạn cấp tính.

Đậu đỏ: còn gọi là xích tiểu đậu, tính bình, vị ngọt chua, có công dụng kiện tỳ chỉ tả, lợi niệu tiêu thũng. Trong thành phần hóa học của đậu đỏ hầu như không có nhân purin, là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút.

Lê và táo: hai loại quả tính mát, vị ngọt, công dụng thanh nhiệt sinh tân, chỉ khát trừ phiền. Trong thành phần có chứa nhiều nước, sinh tố, muối kali và hầu như không có nhân purin. Là loại quả kiềm tính, dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh gút cấp tính và mãn tính. 

Nho: tính bình, vị ngọt, công dụng bổ khí huyết, cường gân cốt và lợi tiểu tiện. Đây cũng là loại quả kiềm tính, nhiều nước, giàu sinh tố và hầu như không có nhân purin.

Sữa bò: là loại thực phẩm bổ dưỡng giàu chất đạm, nhiều nước và chứa rất ít nhân purin. Là thứ nước uống lý tưởng cho bệnh nhân bị bệnh gút cả cấp tính và mãn tính.

b. Thức ăn nên kiêng

- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như : Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :

+ Đạm động vật nói chung nahư: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…

+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

+ Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nên  ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày

* Đồ uống :

Bệnh gout không nên uống rượu, biaTuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…

Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Giảm các đồ uống có tính toan như : nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.



Share on Google Plus

About Nguyen Huy Chien

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét