Căng thẳng thần kinh (Stress) – Nguy cơ gây ra bệnh tim

Căng thẳng thần kinh (Stress) đòi hỏi lượng hormone và năng lượng từ chất béo ít hơn nhưng lại liên tục, do đó gây nên tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim đập quá mức cần thiết. Điều này dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm cho áp lực tại thành mạch tăng lên, gây những nguy hiểm.

Theo các nhà khoa học, stress là trạng thái mà mỗi người phải tự nỗ lực bản thân mình một cách cao nhất, mặc dù họ không mong muốn, nhằm để đáp ứng với những tình huống và sự kiện trong cuộc sống của họ. Điều này có nghĩa, stress không chỉ là phản ứng của cơ thể trước những thách thức mang tính thể chất, tâm lý mà còn là những phản ứng thuộc về hành vi, tinh thần và tình cảm.

Căng thẳng thần kinh: Khởi phát của bệnh tim

Những căng thẳng thần kinh thường gặp trong cuộc sống hiện đại khác với những căng thẳng mang tính thể chất. Những căng thẳng này thường không giảm đi mà thường xuyên tăng lên và kéo dài liên tục.

Phản ứng với những căng thẳng này đòi hỏi lượng hormone và năng lượng từ chất béo ít hơn nhưng lại liên tục. Tuy nhiên, cơ thể phản ứng trước sự căng thẳng về tinh thần hay thể chất là như nhau. Do đó, lượng hormone và chất béo được huy động trong những căng thẳng thần kinh không được tiêu thụ hết, dẫn tới tình trạng tăng huyết áp, nhịp tim đập quá mức cần thiết. Điều này dẫn tới sự rối loạn về huyết động, làm cho áp lực tại thành mạch tăng lên, đặc biệt có thể xảy ra ở mạch vành mạch máu nuôi tim.

Khi rối loạn huyết động tăng và các hormone do căng thẳng gây ra lưu hành liên tục trong máu sẽ làm tổn thương niêm mạc thành mạch. Được huy động bởi các hormone này, các tiểu cầu trong máu vận chuyển đến và bám dính tại thành mạch với mục đích làm giảm quá trình tổn thương. Nhưng chính quá trình này lại làm cho thành mạch dày lên và dẫn đến nguy cơ tắc mạch. Bên cạnh đó, cholesterol tỷ trọng thấp cũng được sản xuất ra từ các tế bào mỡ trong quá trình phản ứng với căng thẳng. Theo thời gian, những thay đổi này sẽ dẫn đến quá trình xơ vữa ở động mạch vành, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Căng thẳng thần kinh: Hậu quả

Khi động mạch vành hẹp đến mức giảm lưu lượng máu một cách nghiêm trọng, sẽ dẫn đến việc máu cung cấp cho cơ tim không đủ để duy trì hoạt động co bóp, trong khi tim cần co bóp nhiều hơn để đáp ứng với sựcăng thẳng. Kết quả là, cơ tim thiếu máu cục bộ. Hơn nữa, chính những hormone tiết ra do căng thẳng cũng có thể gây co nhỏ thành mạch nên càng làm giảm lượng máu lưu thông qua mạch vành và cơn đau tim xảy ra. Sự thiếu máu cục bộ cơ tim đi kèm với những hoạt động thể lực gắng sức sẽ gây ra cơn đau tim thắt ngực.

Ở một số người, đôi khi sự căng thẳng về tinh thần, tình cảm và quá trình thiếu máu cục bộ cơ tim diễn ra một cách lặng lẽ. Điều này càng nguy hiểm hơn vì ở những người đó không nhận thấy dấu hiệu đau ngực hay khó chịu nên họ sẽ không coi trọng, lo lắng bệnh tình để có hướng điều trị kịp thời đúng đắn, dẫn tới hậu quả khôn lường.

Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa có thể trở thành stress mạn tính, dẫn tới nhiều bệnh tật như nhức đầu, suy nhược thần kinh, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, viêm loét dạ dày... Việc massage và thư giãn có thể giúp giảm bớt stress.

Sau đây là một số động tác đơn giản vừa giúp thư giãn vừa giảm đau đầu rất hiệu quả, có thể tiến hành mọi lúc mọi nơi:

Động tác 1: Nằm ngửa, duỗi thẳng chân tay, ngồi trên ghế tựa hoặc đứng thẳng. Thả lỏng cơ bắp toàn thân, mắt nhắm hờ, tập trung ý nghĩ về vùng đan điền (vùng hạ vị), loại bỏ mọi ý nghĩ khác. Thở chậm, sâu, đều. Mỗi nhịp thở gồm các thì: hít vào từ từ hết sức, bụng phình ra, nín thở giữ hõi trong vài giây, thở ra từ từ hết sức, bụng thót lại, nín thở trong vài giây. Tốc độ hợp lý là 6-8 nhịp thở trong một phút. Mỗi lần tập từ 5 đến 10 phút.
Tác dụng: Thư giãn, xoa bóp nội tạng trong cơ thể.

Động tác 2: Đan hai bàn tay vào nhau, vòng ra sau đầu, ấp vào vùng gáy, xát lên xuống khoảng 20 lần.
Tác dụng: Làm nóng vùng gáy, giãn cơ và tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng cường lưu thông máu lên não.

Động tác 3: Duỗi thẳng các ngón tay, khép lại. Áp hai lòng bàn tay vào nhau, xát cho nóng lên. Sau đó, áp các ngón tay vào mắt (2 mắt nhắm) vuốt từ trong ra ngoài 10-15 lần. Dùng ngón cái và ngón trỏ véo da vùng gờ trên ổ mắt (dọc cung lông mày) từ trong ra ngoài 5-10 lần, làm 2 bên cùng lúc.
Tác dụng: Thư giãn vùng mắt, chống mỏi mắt, giảm căng thẳng.

Động tác 4: Dùng mu đầu ngón tay miết từ đầu trong gờ trên ổ mắt vòng lên trán, theo hình vòng cung ra đến thái dưõng rồi vòng lên trên ra sau tai, làm khoảng 15 đến 20 lần.
Tác dụng: Giảm căng thẳng, đau đầu.

Động tác 5: Khum các ngón tay lại như chiếc lược, chải tóc từ trước ra sau khoảng 20-30 lần, đầu các ngón tay miết mạnh xuống da đầu để thông kinh mạch vùng đầu.

Động tác 6: Đặt hai lòng bàn tay ở hai bên đầu đối xứng nhau, vỗ nhẹ vòng tròn xung quanh đầu theo chiều kim đồng hồ, hết tầm xoay của tay thì vỗ ngược lại. Khi vỗ, hai điểm tác động luôn phải đối xứng nhau. Làm khoảng 3-5 lần.

Khép bàn tay, dùng phần gan bốn ngón tay (trừ ngón cái) vỗ nhẹ trên toàn bộ da đầu theo hướng từ đỉnh đầu ra trước, sang hai bên, ra sau xuống vùng gáy. Làm khoảng 3-5 lần.

Share on Google Plus

About Nguyen Huy Chien

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét