Các khái niệm cơ bản về dinh dưỡng cho đái tháo đường

Hãy kiểm soát bệnh tiểu đường của bạn nhiều hơn là chỉ duy trì theo dõi đường huyết của bạn. Trong rất nhiều yếu tố, chế độ ăn của bạn giữ một vai trò quan trọng trong việc đem lại sức khỏe tốt nhất cho bạn.

Không có một quy định đơn lẻ nào về dinh dưỡng cho tất cả các bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy Liệu pháp Dinh dưỡng Y học cho từng cá nhân (MNT) được khuyến nghị và nên sử dụng phù hợp với tình trạng bệnh lý, mục tiêu điều trị, kết quả mong muốn, sở thích và thói quen ăn uống thông thường của mỗi người, và các yếu tố liên quan đến lối sống khác. Các hướng dẫn về dinh dưỡng nhấn mạnh đến kiểm soát đường huyết, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và thực hiện kiểm soát cân nặng với sự phối hợp của carbohydrate, chất đạm và chất béo riêng cho từng người nhằm đáp ứng các mục tiêu chuyển hóa của người đó.

Các chuyên gia đã công bố các hướng dẫn dinh dưỡng chính thức cho những người bị bệnh tiểu đường. Các khuyến nghị chính từ Hội Tiểu đường Hoa kỳ (ADA) và Hội Nghiên cứu Tiểu đường Châu Âu (EASD) được nêu bật trong bảng dưới đây:

Tóm tắt các Khuyến nghị về Sự Phân bổ Các chất Dinh dưỡng Đa lượng trong Chế độ ăn Bệnh nhân Tiểu đường hay Tiểu đường

*ADA:   Hội Tiểu đường Hoa kỳ
†EASD: Hội Nghiên cứu Tiểu đường châu Âu

Nhóm nghiên cứu về Dinh dưỡng và Tiểu đường (DNSG) của Hội Nghiên cứu Tiểu đường châu Âu (EASD) khuyến nghị chế độ ăn hàng ngày đối với bệnh nhân tiểu đường tương tự như đối với những người muốn tăng cường sức khỏe tốt nói chung. Như các chuyên gia về tiểu đường tại các nước khác, nhóm này cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc xây dựng chế độ ăn cho từng cá nhân.

Các khuyến nghị của Hội Nghiên cứu Tiểu đường châu Âu (EASD) khuyên giảm tối đa các acid béo bão hòa, acid béo trans không no, và các acid béo đa không no (PUFAs) và thiên về các acid béo đơn không no (MUFAs). Các acid béo đơn không no (MUFAs) có thể cung cấp 10-20% tổng năng lượng cung cấp hàng ngày, và năng lượng do tất cả chất béo cung cấp không vượt quá 35% tổng năng lượng cung cấp. Các loại Carbohydrates nên cung cấp 45-60% tổng năng lượng đưa vào. Cũng cần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của trọng lượng cơ thể đối với việc kiểm soát đường huyết với mục tiêu chỉ số khối cơ thể BMI trong giới hạn bình thường (18,5-25 kg/m2 đối với người trưởng thành), nguồn cung cấp carbohydrate thích hợp được chọn như các loại thực phẩm có chỉ số tăng đường huyết thấp và nhiều chất xơ, và duy trì tỷ lệ tối ưu của các chất dinh dưỡng đa lượng trong chế độ ăn hàng ngày.

Có những khác biệt tương đối nhỏ tìm thấy trong các hướng dẫn này, nhưng nói chung các chuyên gia về tiểu đường trên thế giới đều đồng ý với các khuyến nghị về các chất dinh dưỡng, giới hạn các acid béo bão hòa, thiên về các acid béo đơn không no và các acid béo đa không no, và tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ bao gồm các thức ăn có chỉ số tăng đường huyết thấp (GI). 

CHỈ SỐ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT (GI) LÀ GÌ?

Carbohydrate là chất dinh dưỡng tác động nhiều nhất đến đường huyết sau ăn, điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm chỉ số tăng đường huyết (GI) như là một cách xếp loại các loại thực phẩm theo mức độ từ 0 đến 100 dựa trên tác dụng tức thời của loại thực phẩm đó đối với nồng độ đường huyết sau ăn.

Các loại thực phẩm có thể thử nghiệm trên lâm sàng để xác định chỉ số tăng đường huyết GI. Việc này được thực hiện bằng cách so sánh đáp ứng glucose trong huyết tương khi dùng một lượng xác định carbohydrate hiện hữu (Lưu ý: lượng carbohydrate hiện hữu = Tổng lượng carbohydrate trừ đi lượng chất xơ) của loại thực phẩm thử nghiệm và thực phẩm tham khảo (thường là glucose hay bánh mì trắng). 

Do so sánh với một loại thực phẩm tham khảo chuẩn, nên kết quả thu được chỉ số tăng đường huyết của thực phẩm thử nghiệm có thể được đánh giá so với các thực phẩm khác với giá trị chỉ số tăng đường huyết đã biết. 

GIÁ TRỊ CHỈ SỐ TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT ĐƯỢC XẾP LOẠI THÀNH THẤP (<55), VỪA (44-74), VÀ CAO (75)

Dưới đây là chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm. Bạn có thể tham khảo để định ra chế độ ăn phù hợp cho mình.

5 LỜI KHUYÊN VỀ DINH DƯỠNG TRONG KIỂM SOÁT TIỂU ĐƯỜNG
1. Sử dụng các chất bột đường phức hợp
Các chất bột đường phức hợp cần thời gian lâu hơn để phân tách ra trong cơ thể. Năng lượng tiêu hóa chậm sẽ được hấp thu chậm và đều hơn. Nồng độ đường giúp giảm thiểu tối đa các đỉnh nồng độ đường trong máu
  • Tại sao Phức hợp các chất bột đường lại quan trọng:
Phức hợp các chất bột đường cần thời gian lâu hơn để phân tách ra trong cơ thể, cho phép glucose được hấp thu chậm hơn, giúp kiểm soát nồng độ đường huyết.
  • Các nguồn cung cấp tốt:
Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, và ngũ cốc; trái mơ, mận, lê, hầu hết các loại rau củ, đậu (đậu hạt, đậu hòa lan, đậu lăng), và các sản phẩm bơ sữa ít béo.
2. Dùng thêm chất xơ
Chất xơ: Kiểm soát nồng độ đường huyết, Giảm nguy cơ bệnh tim mạch
  • Tại sao chất xơ lại quan trọng:
Chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giúp bạn no lâu hơn và giúp kiểm soát nồng độ đường huyết của bạn. Chất xơ cũng giúp kiểm soát cholesterol, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch  — một biến chứng nặng của bệnh tiểu đường.
  • Các nguồn cung cấp tốt:
Các loại trái cây có vỏ, các loại đậu (đậu hạt, đậu hòa lan, đậu lăng), khoai lang có vỏ, gạo lứt, mì sợi từ bột mì nguyên cám, bánh mì nâu, và các loại hạt ngũ cốc có chứa chất xơ.
3. Ăn nhiều thức ăn có chứa Omega-3
Các loại thức ăn có chứa Omega-3: Giúp giảm viêm, Giúp hạ huyết áp.
  • Tại sao Omega-3 lại quan trọng:
Các acid béo Omega-3 đã được chứng minh là giúp hạ huyết áp, giảm viêm, và giảm nguy cơ bệnh tim, đặc biệt khi bạn mắc bệnh tiểu đường.
  • Các nguồn cung cấp tốt:
Cá hồi, quả óc chó, đậu nành, cá ngừ, cá trích, dầu canola và dầu hạt óc chó, hạt lanh, và các viên bổ sung dầu cá.
4. Hãy chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp sẽ có nồng độ đường thấp hơn
  • Tại sao các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp lại quan trọng:
Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp có thể giúp hạ thấp nồng độ đường huyết của bạn, làm cho A1C hạ xuống thấp hơn theo thời gian.
  • Các nguồn cung cấp tốt:
Các loại đậu hạt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, bột cám yến mạch, gạo lứt, khoai lang, cà rốt tươi, nấm, đậu xanh, cà chua, và rau diếp
5. Hãy tiêu thụ nhiều ma-giê

Ma-giê: Giúp phân tách các carbohydrate
  • Tại sao Magiê lại quan trọng:
Magiê giữ một vai trò thiết yếu trong việc cắt đoạn các chất bột, đường (carbohydrate). Một số nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân bị tiểu đường có thể có nồng độ magiê thấp. Trong các trường hợp này, viên uống bổ sung có thể là lựa chọn tốt.
  • Các nguồn cung cấp tốt:
Rau chân vịt, đậu hũ, hạt dẻ, bông cải xanh, yến mạch, hạt điều, cá bơn, đậu lăng, hạt bí ngô, và hạt hoa hướng dương




Share on Google Plus

About Nguyen Huy Chien

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét