Loãng xương nguy hiểm hơn bạn nghĩ – đừng chủ quan


Gãy xương là hậu quả cuối cùng và nặng nề nhất của bệnh loãng xương, làm giảm chất lượng cuộc sống và rút ngắn tuổi thọ bệnh nhân. Theo Quỹ Loãng xương Quốc tế, loãng xương gây ra hơn 8,9 triệu ca gãy xương mỗi năm và cứ 3 giây lại có một người bị gãy xương.

Loãng xương là bệnh lý đặc trưng bởi sự giảm khối lượng kèm theo hư biến cấu trúc của xương, dẫn đến nguy cơ gãy xương. Tuổi thọ trung bình càng cao, số người mắc bệnh ngày càng nhiều.

Những số liệu báo động

Ghi nhận của Hiệp hội Công nghiệp Dược phẩm EFPIA năm 2013 cho biết có khoảng 22 triệu phụ nữ và 5,5 triệu đàn ông mắc loãng xương ở khu vực Liên minh Châu Âu. Tại Mỹ, khoảng 25 triệu người có mật độ xương thấp và 13 triệu người gãy xương do loãng xương. Hàng năm, nước Mỹ phải chi hơn 14 tỷ đô la cho việc điều trị bệnh loãng xương và gãy xương.

Ở xương loãng, cấu trúc bên trong bị hư biến khiến xương mỏng, xốp nên rất dễ gãy vỡ

Ở Việt Nam, khảo sát bước đầu của Viện Dinh Dưỡng chỉ ra rằng bệnh loãng xương đang ảnh hưởng tới 1/3 phụ nữ và 1/8 nam giới trên 50 tuổi. Hiện tại, khẩu phần ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu canxi mỗi ngày so với mức trung bình 1000 mg canxi/ ngày/ người lớn. Điều đó góp phần đẩy tỷ lệ người mắc bệnh loãng xương ở nước ta tăng lên một cách đáng báo động. Từ con số 2,8 triệu người vào năm 2012 có thể chạm mốc 4,5 triệu người vào năm 2020 (tăng hơn 150%), theo dự báo của Hiệp hội loãng xương Việt Nam.

Biến chứng của loãng xương

Khi xương bị loãng, kết cấu tổ chức bên trong xương trở nên xốp và rất dễ gãy. Hãy hình dung chỉ một va chạm nhẹ hay thậm chí là một cơn hắt hơi cũng có thể khiến người bệnh trở thành nạn nhân của gãy xương. Trong các vị trí dễ gãy như xương cổ tay, cổ xương đùi và cột sống thì gãy cổ xương đùi được đánh giá là nguy hiểm nhất.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 20% nữ và 30% nam bị gãy cổ xương đùi sẽ tử vong sau 1 năm bị gãy. Chỉ khoảng 30% bệnh nhân có thể hoà nhập lại với cuộc sống nhưng vẫn ở một mức độ nào đó. Bên cạnh việc phải rất thận trọng trong sinh hoạt hàng ngày và phụ thuộc vào giúp đỡ của người khác thì nguy cơ tái gãy xương sẽ luôn dai dẳng bám theo họ.

Khi bị gãy xương do loãng xương, khả năng dẫn đến tàn phế, thậm chí tử vong là rất lớn

Phòng tránh thế nào?

Bệnh loãng xương diễn ra âm thầm, không triệu chứng rõ ràng nên hầu hết chúng ta không để ý. Đa phần các trường hợp được phát hiện khi bệnh đã nặng khiến việc điều trị trở nên khó khăn hoặc đã có biến chứng đáng tiếc xảy ra. Do vậy, phòng tránh bệnh từ sớm là cực kỳ quan trọng. Đầu tiên, cần duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý dù ở độ tuổi nào. Bạn nên ưu tiên các thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, tôm, bông cải xanh (súp lơ xanh), rau bó xôi, ngũ cốc, … để duy trì mật độ xương. Dành khoảng 15 phút mỗi ngày tiếp xúc với nắng sớm để cơ thể có đủ vitamin D cần thiết cho việc hấp thụ canxi.

Từ sau 30 tuổi, nhất là phụ nữ trước và sau mãn kinh có thể sử dụng thêm các loại dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng bổ sung canxi. Tuy nhiên, cần thận trọng lựa chọn các sản phẩm trên thị trường. Ngoài xem xét nguồn gốc rõ ràng, bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần canxi từ thiên nhiên để dễ hấp thu và tránh hiện tượng canxi bị lắng đọng trong động mạch gây tắc nghẽn mạch máu như dùng các loại canxi lấy từ đá vôi thông thường.

Phòng loãng xương hiệu quả với canxi thiên nhiên
Thành phần
  • Vitamin D
  • Canxi (amino acid chelate, di-calcium phosphate)
  • Photpho (di-calciumphospate)
  • Magiê (oxit)
  • Kẽm (oxide)
  • Đồng (gluconate)
  • Bo                   
Công dụng:
  • Cung cấp các chất dinh dưỡng hỗ trợ cho hệ cấu trúc và giúp bảo vệ răng, xương, dây chằng và da.
  • Giúp duy trì mức pH cân bằng.
  • Giúp ích cho hệ tuần hoàn.
Tham khảo thêm tại: http://thucphamchucnang-synergy.blogspot.com/2015/05/canxi-magnesium.html
Thực phẩm này không phải là thuốc, và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

Hỗ trợ tư vấn bán hàng: 

Nguyễn Huy Chiến
Tel+84 973871395
Emailchiennh95@gmail.com
Share on Google Plus

About Nguyen Huy Chien

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét